Back to blog

TSMC - Hiệu suất Cổ phiếu, Quan điểm Kỹ thuật và Kỳ vọng Tương lai

TSMC - Hiệu suất Cổ phiếu, Quan điểm Kỹ thuật và Kỳ vọng Tương lai

Căng thẳng địa chính trị đang diễn ra ở Đông Âu đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu vốn đã ảnh hưởng đến các ông trùm công nghệ lớn trong một thời gian dài. TSMC của Đài Loan là công ty tiên phong trong việc sản xuất những con chip này và phân phối chúng trên toàn cầu. Vậy gần đây công ty đã hoạt động như thế nào, và chúng ta có thể mong đợi điều gì cho tương lai của TSMC? Chúng tôi tiếp tục với các thương hiệu nằm trong TOP 20 của nghiên cứu của chúng tôi.

Thiếu hụt chip

Sự thiếu hụt chip bán dẫn đã khiến thế giới nhức nhối, gây cản trở cho nhiều ngành công nghiệp và khát vọng của họ. Từ điện thoại thông minh cho đến xe điện, rất nhiều sản phẩm của thời đại đương đại đang phụ thuộc vào những con chip bán dẫn. Đây là sân chơi mà TSMC Đài Loan tỏa sáng, vì nó là công ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp chip, với Nvidia, Qualcomm và Apple chỉ được xem như một số khách hàng của TSMC. Công ty cung cấp hơn 11 000 sản phẩm độc đáo, bao gồm bộ xử lý trung tâm (CPU), trình điều khiển và bộ điều khiển giao diện mạng.

Tuy nhiên những vấn đề hóc búa, phức tạp và xung đột về địa chính trị gần đây đã đổ thêm dầu vào lửa. Chip bán dẫn đã trở nên bị hạn chế hơn bao giờ hết. Một nửa sản lượng đèn neon của thế giới cho chip đã bị tạm dừng, và nguồn cung chip vốn đã căng thẳng dường như đang trở nên tồi tệ hơn. Điều này đang gây ảnh hưởng đến nhà sản xuất chất bán dẫn lớn thứ 3 trên thế giới sau Intel và Samsung, đồng thời là nhà sản xuất sản phẩm bán dẫn độc lập lớn nhất thế giới.

 

Hiệu suất gần đây

Trong quý 4 của năm tài chính 2021, TSMC đã tạo ra 6,03 tỷ USD tỷ suất lợi nhuận so với 5,87 tỷ USD mà các nhà phân tích đồng thuận. Doanh thu cũng vượt qua kỳ vọng, tăng hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào thời điểm đó, nhu cầu chip vẫn tăng mạnh dù đang trong bối cảnh sự lây nhiễm biến thể Omicron của virus Corona leo thang, với việc bùng nổ về sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách tay và các thiết bị khác trên nhiều ngành công nghiệp tập trung vào công nghệ.

Gã khổng lồ Đài Loan cũng đạt doanh thu hơn 6 tỷ USD vào tháng 1 năm 2022, tăng đáng kể 35,8% so với cùng thời điểm năm ngoái. Trong tháng 2, công ty có doanh thu thấp hơn khi so sánh với các số liệu của tháng trước, lên tới khoảng 5,2 tỷ đô la, nhưng vẫn cao hơn 37,9% so với thay đổi hàng năm.

 

Phân tích cơ bản

TSMC tạo ra tỷ suất lợi nhuận vượt trội, không chỉ do nhu cầu về chip của nó tăng nhanh, mà còn nhờ vào lợi thế quy mô mà công ty được hưởng khi duy trì chi phí sản xuất thấp bằng cách sản xuất các sản phẩm của mình tại Đài Loan. Công ty có tỷ suất lợi nhuận đạt 38%, tốt hơn 95% tất cả các đối thủ khác trong cùng ngành xoay quanh những con chip.

Nhà tiên phong về chip cũng đang thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ và nhất quán trong năm năm qua. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu đã tăng 15,2% trong năm qua và doanh thu tăng 18,5% trong năm ngoái. Đây là điều khá ấn tượng, và các nhà phân tích của nhiều tổ chức tài chính và đầu tư khác đều tin rằng TSMC sẽ tiếp tục thể hiện tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong những năm tới.

 

Quan điểm kỹ thuật

aa 

Nhìn vào cổ phiếu TSMC (NYSE: TSM) dưới góc độ kỹ thuật, cổ phiếu đang giao dịch tiêu cực trong cả xu hướng ngắn hạn lẫn dài hạn. Hiện mỗi cổ phiếu có giá 101,4 đô la, cổ phiếu đang giao dịch giữa mức hỗ trợ 99,25 đô la và hai mức kháng cự: một ở mức 125 đô la và một mức khác cao hơn ở mức 137 đô la.

Trung bình mức giá đồng thuận mục tiêu của các nhà phân tích từ các tổ chức nổi tiếng khác nhau, bao gồm Atlantic Equities, Cowen & Co. và Argus Research, kỳ vọng cổ phiếu sẽ đạt mức trung bình là 139 đô la, ước tính cao là 170 đô la và mục tiêu thấp là 123 đô la. Đây là một tin vui đối với nhà tài phiệt Đài Loan, khi các nhà phân tích trông đợi cổ phiếu sẽ leo thang ít nhất 21% trong thời gian gần và có thể lên tới 70%.

 

Kỳ vọng trong tương lai

TSMC có một số kế hoạch cho tương lai, từ nghiên cứu và phát triển để nâng cao các sản phẩm hiện tại, đến mở rộng sản xuất ở Nhật Bản và sản xuất hàng loạt chip 3 nano mét mới và cải tiến hơn, kế hoạch mà đã chiếm trọn spotlight là kế hoạch đầu tư dị thường của nó lên tới 44 tỷ đô la cho chi tiêu vốn mới (capex).

Kế hoạch chi tiêu kỷ lục này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với chip bán dẫn trong nhiều ngành công nghiệp và TSMC đặt mục tiêu tăng cường sản xuất chip. Như vậy thì khi nhìn vào một viễn cảnh lớn hơn, TSMC có thể vượt qua Samsung và khả năng lẫn cả Intel, để chiếm lấy ngôi vị nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới. Cùng với nhu cầu tăng cao về chip có thể là tin tốt cho TSMC, nếu nó có đủ nguồn cung cấp cần thiết để sản xuất các miếng vàng công nghệ hiện đang cực kỳ được săn đón, được sử dụng trong TV, điện thoại thông minh, xe điện và các sản phẩm khác trong một thế giới đang bị bào mòn bởi công nghệ.

 

 

Khuyến cáo: Giao dịch các sản phẩm đòn bẩy có mức độ rủi ro cao và có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. Hiệu suất trong quá khứ của một khoản đầu tư không phải là chỉ dẫn cho hiệu suất của khoản đầu tư đó trong tương lai. Các khoản đầu tư hoặc thu nhập từ chúng có thể đi xuống cũng có thể tăng lên. Bạn có thể không nhất thiết nhận lại số tiền bạn đã đầu tư. Tất cả các ý kiến, tin tức, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trong thông tin liên lạc và trên trang web của chúng tôi được cung cấp dưới dạng bình luận chung về thị trường và không cấu thành lời khuyên đầu tư, cũng không phải là lời chào mời hoặc khuyến nghị mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính, sản phẩm tài chính hay dịch vụ nào khác.